Hương vị đậm đà của nước mắm Phan Thiết đã nổi tiếng khắp cả nước từ 300 trăm năm trước. Để tạo nên hương vị mặn mà ấy ngoài nguyên liệu chính là cá, còn cần đến muối ngon tinh khiết phù hợp. Bình Thuận may mắn khi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn cá cơm dồi dào, mà còn “sở hữu” được những cánh đồng muối bất tận với lượng nắng gió thích hợp nhất cả nước.
Vào thời kỳ vàng son của nước mắm Phan Thiết, đặc biêt là giai đoạn những năm 30, 40, 50, 60, nghề làm muối ở Bình Thuận cực kì phát triển với 5 cánh đồng muối lớn là đồng muối Duồng (hay còn gọi là Thượng Văn), đồng muối Trinh Tường, đồng muối Tân Phú Xuân và đồng muối An Hải. Với tổng diện tích là 1.703.483m2 và đạt sản lượng sản xuất lên đến 6.500.000 tấn, muối Bình Thuận không chỉ tiêu thụ trong phạm vi toàn tỉnh, mà còn được “xuất” đi các tỉnh phía Nam, cạnh tranh với muối Hòn Khói (Khánh Hoà) rất nổi tiếng lúc bấy giờ.
Điểm tạo nên sự khác biệt của muối Bình Thuận với những nơi khác chính là phương pháp làm muối rất chuẩn theo lối truyền thống. Những diêm dân (tức người làm muối) sẽ dẫn nước biển vào những thửa ruộng trống, rồi phơi tự nhiên cho đến khi nước cạn và bốc hơi hết thì chỉ còn lại muối. Muối sau khi được cào lên sẽ đánh thành gò cho khô. Cuối cùng là vận chuyển đến những cơ sở sản xuất nước mắm và dùng để ủ chượp cá cơm, tạo nên hương vị “mặn mòi” đặc trưng của biển cho nước mắm.
Để có được hạt muối trắng tinh khiết ấy, diêm dân phải đánh đổi rất nhiều mồ hôi, công sức lẫn sự chịu khó, kiên trì và bền bỉ. Với người làm muối, nắng và gió chính là người bạn đồng hành. Có lẽ, muối mặn cũng không mặn bằng những giọt mồ hôi và tâm huyết ấy.
Nắm bắt và phát huy được những thế mạnh đó, nước mắm Nhất Hảo với nguyên liệu là những con cá cơm than to béo được đánh bắt ngay tại ngư trường Phan Thiết được ủ chượp với muối tinh khiết được sản xuất ngay tại địa phương Bình Thuận. Tất cả mẻ chượp đều trải qua hơn 12 tháng trong thùng lều gỗ để cho ra những “giọt mặn” rin nguyên chất thơm ngon, mang đậm hương vị cá muối biển quê hương.